Văn Học Việt Nam – Nhà văn Thạch Lam

Đôi nét giới thiệu vè nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam ( 1910 – 1942) là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu trong số các nhà văn lãng mạn của thế kỉ XX. Với phong cách viết nhẹ nhàng, thấm đượm tính chất trữ tình. Thạch Lam cùng với những sáng tác của mình đã êm ái đi vào tâm hồn bạn đọc như chính cách viết ấy.

Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của ông dường như không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng. Chẳng hạn như tiểu thuyết Ngày mới của ông không có gì đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật nhưng nó lại được đánh giá là “có lối văn nhuần nhị, tinh tế, gọn và gợi được thật là rành rõ những trạng thái của sinh hoạt, xúc cảm và tâm hồn; chữ dùng không to tát, cấu trúc không gấp gáp, vội vàng, chỉ cần đủ cho phô diễn và ôm sát những cảnh ngộ hoặc tâm trạng cần phô diễn”.

Còn Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam được đánh giá là một cuốn bút ký dành riêng cho vẻ đẹp Hà Nội. “Nó trân trọng vẻ đẹp của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng… Cho đến nay, khi người ta nói đến Hà Nội và những tác phẩm thể hiện được tinh hoa, vẻ đẹp của Hà Nội thì người ta vẫn nhắc đến Hà Nội 36 phố phường. Sau khi Thạch Lam mất đến nay đã nửa thế kỷ, đã có rất nhiều sách viết về Hà Nội nhưng với sự tinh tế của mình, Hà Nội 36 phố phường có vị trí rất đặc biệt trong số các tác phẩm viết về Hà Nội, khiến cho người đọc không thể quên được.

Nhà văn Thạch Lam từng nói:

“…Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”

Được đăng vào

Viết bình luận